- Cách bảo quản chung cho tất cả các loại kính:
- 1.Gỡ kính:– Dùng 2 tay khi đeo và gỡ kính. Sử dụng một tay có thể gây nên sai lệch gọng và tâm của mắt kính, ảnh hưởng tới tuổi thọ của kính cũng như tới đôi mắt.
- 2.Không tự sửa kính – Nếu cảm thấy kính bị lệch thì bạn không nên tự sửa. Việc sửa kính đòi hỏi phải có chuyên môn và dùng những dụng cụ chuyên ngành .
- 3.Không nên cầm tay vào mắt kính – Cầm tay vào mắt kính thường làm cho mắt kính bị mờ đi vì mắt kính rất dễ bắt dính dầu và mồ hôi, tay bị bụi bẩn cũng có thể làm cho kính bị trầy xước, ố màu làm cho khả năng quan sát bị hạn chế có thể gây nên nhức mỏi mắt, đau đầu.
- 4.Vệ sinh kính – Khi vệ sinh kính, bạn nên xả nước rửa trước rồi lau. Vì khi mắt kính dính bụi bẩn, nếu lau ngay thì chính lớp bụi bẩn đó sẽ trà xát làm xước mắt kính.
- 5.Rửa kính – Rửa kính nên xả bằng nước sạch, có thể dùng sữa tắm hay nước rửa chén bát để làm sạch kính, tránh xả nước vào hộp lò xo bản lề (những chỗ này khi bị đọng nước thường gây hiện tượng gỉ sét làm hỏng kính). Rồi sau đó mới lau gọng kính và thấm nước ở mắt kính.
- 6.Lau kính – Chú ý : lau nhẹ nhàng để tránh làm trầy xước mắt kính, gẫy gọng kính, đứt sợi nylon (cước), đặc biệt với các loại gọng kính khoan và kính có thể tháo rời mắt. Khăn lau kính tốt nhất là được dệt từ vải sợi mịn, nhỏ, trơn và là loại chuyên dùng để lau kính. Khăn luôn được bảo quản trong hộp riêng để tránh bụi bặm. – Tuyệt đối không lau kính bằng quần áo đang mặc, một số người đeo kính do sự tiện lợi thường lau kính bằng cách này nhưng nó sẽ khiến kính bị xước.
- 7.Nơi để – Khi không đeo kính thì nên cho kính vào hộp để tránh va đập, xước hay bụi…
- – Không để kính nơi có nhiệt quá cao hay quá thấp.