Nhược Thị Là Gì ? Tại Sao Lại Bị Nhược Thị !

nhuoc thi

NHƯỢC THỊ (AMBLYOPIA) LÀ GÌ?

  •  Thị lực kém ở một bên hay cả hai bên mắt xảy ra do một sự trở ngại trong quá trình phát triển thị lực bình thường trong suốt thời thơ ấu có thể dẫn đến tình trạng suốt đời được gọi là “nhược thị”.

NGUYÊN NHÂN NÀO GÂY RA NHƯỢC THỊ?

  •  Nhược thị là thị lực kém do sự phát triển thị lực không hoàn thiện trong não. Não người đòi hỏi sự kích thích thị giác để phát triển đầy đủ. Bất cứ điều gì gây cản trở đến thị lực rõ ở một trong hai mắt từ lúc sanh ra cho đến 8 tuổi có thể gây nên chứng giảm thị lực. Các nguyên nhân phổ biến bao gồm tật khúc xạ (loạn thị, viễn thị và cận thị), tật lác mắt, hay bất kì tắt nghẽn trục nhìn của một bên mắt (như sa mí mắt, bệnh đục thủy tinh thể bẩm sinh). Chứng nhược thị thường chỉ ảnh hưởng đến một bên mắt, nhưng nếu cả hai mắt đều mất đi thị lực trong thời gian dài thì chứng nhược thị có thể phát triển ở cả hai mắt. Việc chẩn đoán sớm sẽ tăng khả năng điều trị thành công, nếu sau tám tuổi, tình trạng này có thể trở nên vĩnh viễn. Ngược lại, nếu con bạn không bị chứng nhược thị khi đến tám tuổi, thì con bạn hiếm khả năng sẽ bị chứng giảm thị lực này.
  •  Nhược thị sẽ làm ảnh hưởng đến quá trình phát triển của trẻ. Việc phát hiện sớm rối loạn thị giác này giúp trẻ có được sự hỗ trợ tốt nhất để trẻ có thể học tập sinh hoạt bình thường. Nếu không điều trị kịp thời, nhược thị sẽ làm giảm khả năng học tập của trẻ từ 3 – 5 năm chậm hơn các bạn cùng lứa khác
  • nhuoc thi

LÀM THẾ NÀO TÔI BIẾT ĐƯỢC CON TÔI BỊ NHƯỢC THỊ?

 Thường những đứa trẻ bị nhược thị không thường than phiền về thị lực kém, và thỉnh thoảng vấn đề này chỉ được phát hiện lần đầu tiên khi kiểm tra thị lực cả hai mắt (như việc kiểm tra mắt định kỳ trong trường). Đôi khi, các bậc phụ huynh phải chú ý tật lác mắt của trẻ khi một bên mắt xuất hiện bị lệch. Với một trong các bệnh lý trên (như là lác mắt ở bên nào, sa mí mắt, hay đục thuỷ tinh thể bẩm sinh), bác sĩ cần kiểm tra tổng quát định kỳ tình trạng nhược thị của trẻ.

 

ĐIỀU GÌ LÀM CHO CON TÔI CÓ NGUY CƠ BỊ NHƯỢC THỊ?

 

  • Con của bạn có nguy cơ cao khi mắc phải những vấn đề sau:
– Loạn thị nặng, viễn thị hay cận thị.
– Sự chênh lệch hình ảnh giữa hai mắt.
– Mất thị lực do các khiếm khuyết thị lực bẩm sinh như sa mí mắt, cườm mắt hay những tổn thương khác ở mắt.
– Tật lác mắt hay mắt lé ở bên mắt bị lệch, không sử dụng được.
  • CÓ PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRỊ NÀO DÀNH CHO CHỨNG NHƯỢC THỊ KHÔNG?

♦ Trước tiên, nếu thị lực bất thường, trẻ cần được mang kính phù hợp thường xuyên. Kế tiếp, trẻ cần được khuyến khích sử dụng mắt nhược thị. Điều này được làm bằng cách sửa hay che mắt bình thường lại, thường cho nhiều giờ trong ngày. Điều trị tốn thời gian khoảng vài tháng, có khi vài năm, và thường hiệu quả hơn khi việc điều trị bắt đầu sớm. Khi tình trạng nhược thị phát hiện quá trễ (như là sau 8 tuổi) thì không thể thay đổi hoàn toàn tình trạng tổn thương thị lực. Do đó, điều quan trọng là bạn nên đưa trẻ đi kiểm tra nếu bạn hay bộ phận chăm sóc sức khỏe của trường nghi ngờ hay phát hiện ra khả năng trẻ bị nhược thị.