Tròng Siêu Mỏng Là Gì? Chiết Suất Của Tròng Kính !

  • Chiết Suất Của Tròng Kính !
  • 1. Chiết suất :
    Là hệ số khúc xạ ánh sáng (Index of refraction), là tỷ lệ giữa vận tốc môi trường truyền với vận tốc môi trường trong không khí.
    Chiết suất (Index) tỷ lệ với độ cô đặc của vật liệu, Index càng cao thì tròng càng mỏng, theo tỷ lệ đạt độ an toàn.
    Hiện nay, với công nghệ mới, người ta dùng những vật liệu có Index cao để chế tạo các loại tròng có độ khúc xạ lớn, vì loại tròng này sẽ rất dày và nặng nếu chế tạo bằng vật liệu thường, nhất là tròng có độ cận cao, kính có thể gia công tròng mỏng hơn và nhẹ hơn. Những loại tròng này được gọi là tròng siêu mỏng (High Index). Tuy nhiên, chiết suất càng cao thì độ tán sắc (Abbe) càng thấp, do đó, đối với những độ thấp thì không cần dùng tròng có Index cao, chỉ cần thường là đủ.
  • 2. Phân loại chiết suất :
    – Chiết suất thấp: 1.49
    – Chiết suất trung: 1.56
    – Chiết suất cao: 1.60 ,1.61 , 1.67, 1.70, 1.74…
  • Hầu hết trong số chúng ta, ai cũng chỉ muốn đeo những cặp mắt kính mỏng và nhẹ. Tất nhiên rồi, thật khó chịu khi phải đeo các cặp kính dày cộp không thẩm mỹ chút nào và nặng chĩu đau hết cả sống mũi. Một chiếc kính với đôi mắt thanh mảnh và trọng lượng nhẹ trông thật quyến rũ và đỡ khó chịu biết bao. Và thêm nữa, đa số những người phải đeo kính thường là do bị cận thị, mắt kính của họ có đặc điểm cơ bản đó là có rìa kính dày hơn tâm kính và số kính càng cao thì rìa kính càng dày. Mà những chiếc gọng kính mắt hợp thời trang hiện nay thì thường được làm từ nhựa hoặc kim loại có độ thanh mảnh cao, các loại gọng khoan, xẻ cước ngày càng được ưa chuộng. Vậy nên nếu những cặp mắt kính có rìa (phần dễ nhìn thấy nhất của mắt kính) dày sẽ làm xấu đi hình ảnh chiếc kính của bạn.
  • cach do size kinh 3
  • Sự khác biệt của các mắt kính chiết suất cao khác với các mắt kính thông thường
  • Các mắt kính có thể cho chúng ta tầm nhìn hợp lý bởi vì chúng làm thay đổi hướng đi và vận tốc của các tia sáng khi chúng đi qua mắt kính (gọi là khúc xạ). Lượng ánh sáng bị khúc xạ này cần thiết để cung cấp một tầm nhìn thuận lợi và nó được xác định bởi đơn kính của bác sĩ chuyên khoa mắt.
  • Đối với các mắt quá kém (có số độ trong đơn cao), các mắt kính cần khúc xạ thêm ánh sáng để cho tầm nhìn rõ hơn. Đơn kính cho những người cận thị bắt đầu với giá trị âm (-). Để khúc xạ thêm ánh sáng, các mắt kính trị số âm có công suất cao hơn sẽ kèm theo phần rìa kính dày hơn so với các mắt kính âm có trị số nhỏ. Vậy có nghĩa là phần rìa mắt kính của bạn sẽ càng dày lên mỗi khi đơn kính tăng số, cũng có nghĩa là thật khó chịu nhất là những người bị cận thị nặng này phải đeo những cặp mắt kính dày cộp cả ngày
  • May mắn thay, các nhà khoa học đã tạo ra các loại nguyên liệu plastic mới mà rất hiệu quả trong việc khúc xạ thêm ánh sáng so với nguyên liệu plastic truyền thống để ứng dụng cho việc sản xuất mắt kính, chúng chính là các loại plastic chiết suất cao (high index plastic). Có nghĩa là sẽ có ít vật liệu hơn được sử dụng trong mắt kính chiết suất cao để khúc xạ một lượng ánh sáng tương đương. Như vậy các mắt kính này có các lợi thế sau:
  •  Mỏng hơn: Bởi vì khả năng khúc xạ ánh sáng hiệu quả hơn, các mắt kính số cao được làm từ chất liệu plastic chiết suất cao sẽ có rìa kính mỏng hơn so với các mắt kính cùng số được làm từ vật liệu plastic truyền thống.
  • Nhẹ hơn: Rìa kính mỏng hơn tức là chất liệu plastic ít đi, điều đó làm giảm khối lượng tổng thể của mắt kính. Các mắt kính plastic chiết suất cao nhẹ hơn so với các mắt kính tương đương làm từ plastic thông thường.
  • Bức hình trên mô tả sự so sánh mức độ mỏng và nhẹ của hai mắt kính plastic thông thường và plastic chiết suất cao với cùng số độ.
    Vậy nên chúng trở nên đẹp hơn và thoải mái hơn khi đeo !Các loại thủy tinh chiết suất cao cũng có rìa mắt kính mỏng, tuy nhiên thủy tinh chiết suất cao lại nặng hơn so với thủy tinh truyền thống, vậy nên nó không tiết kiệm được bao nhiêu trọng lượng như là ở các mắt kính plastic.
  • Không chỉ hữu dụng trong các mắt kính cận, các loại mắt kính chiết suất cao cũng tỏ ra cực kỳ ưu việt trong các mắt kính viễn (các mắt kính mà có độ dày ở tâm kính lớn hơn ở rìa kính). Bởi chúng làm giảm đi đáng kể trọng lượng của mắt kính. Một mắt kính chiết suất cao kèm theo thiết kế phi cầu sẽ làm cho chúng trông đẹp hơn và cũng giảm đi hiệu ứng “bug-eye” (hiệu ứng mà làm cho mắt của người đeo kính viễn trông như bị phồng to lên khi nhìn qua kính) mà các mắt kính truyền thống gây ra một cách rõ rệt (nhất là ở các đơn kính viễn số cao).